Xét nghiệm HBsAg:
- HBsAg có tên đầy đủ là Hepatitis B surface Antige. là kháng nguyên bề mặt.
- Xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm để tìm kiếm có sự hiện diện của HBsAg trong cơ thể hay không
- Tìm thấy kháng nguyên HBsAg cho biết trong của cơ thể người đó có sự xuất hiện của virus HBV.
Mục đích của xét nghiệm HbsAg:
- Để xác định một người có bị nhiễm virut viêm gan B hay không.
- HBsAg xuất hiện trong thời gian từ 1-2 tuần đối với người nhiễm viêm gan B.
- Mục đích chính của xét nghiệm HBsAg nhằm xác định bản thân có bị viêm gan B do virus HBV không.
- Loại trừ khả năng bị viêm gan B do virus khi có các triệu chứng của bệnh viêm gan B.
Đối tượng nguy cơ cao cần xét nghiệm HBsAg:
- Trong gia đình có người thân nhiễm vi rút HBV
- Có quan hệ tình dục với người bị nhiễm virusHBV.
- Người mẹ nhiễm nhiễm vi rút viêm gan HBV sinh con.-
- Dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma túy.
- Làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với máu.
Xét nghiệm HBsAg gồm có mấy loại:
- Mẫu xét nghiệm là huyết thanh lấy từ người bệnh.
- Xét nghiệm HBsAg có 2 loại với những ý nghĩa khác nhau:
- xét nghiệm định tính giúp phát hiện tình trạng dương tính hoặc âm tính với virus viêm gan B;
- xét nghiệm định lượng nhằm đánh giá tình trạng sao chép của virus gây viêm gan B của người bệnh.
Kết quả xét nghiệm HBsAg:
- Số S/CO là chỉ số cao nhất để phân biệt ngưỡng HBsAg âm tính và dương tính.
- S/CO là viết tắt của Sample/Cut Off là giá trị của mẫu thử so với ngưỡng giới hạn cho phép.
- Khi tỉ lệ này có giá trị >1 có nghĩa vượt ngưỡng và là kết quả dương tính, còn tỉ lệ có giá trị < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép là kết quả âm tính.
- HBsAg > 1.0S/CO: là kết quả HBsAg dương tính
- HBsAg < 1.0S/CO: là kết quả HBsAg âm tính.
- 10 tuần đầu tiên khi bị nhiễm vi rút viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ đấu tranh nhằm tiêu diệt virus.
- Nếu hệ miễn dịch tiêu diệt thành công:
- HBsAg sẽ giảm dần, biến mất sau khoảng 4-6 tháng và người đó khỏi bệnh .
- Cơ thể có miễn nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải chích ngừa.
- Nếu hệ miễn dịch cơ thể thất bại :
- HbsAg có thể không mất đi mà tiếp tục phát triển sau 6 tháng
- bên chịu nhiều tổn thất nhất chính là cơ thể chúng ta.
- Tình trạng này được gọi là nhiễm HBV mạn tính.
- Nếu hệ miễn dịch tiêu diệt thành công:
Viêm gan B và phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HBV cần hết sức lưu ý vì HBV có thể lây truyền sang con trong giai đoạn chu sinh.
- Trẻ em nhiễm vi rút HBV càng sớm thì nguy cơ viêm gan, xơ gan, ung thư gan càng cao.
- Người mẹ cần phối hợp với bác sĩ trong quản lý thai kỳ nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.