Contents
- 1 VẮC XIN PHẾ CẦU KHUẨN 23
- 1.1 Lịch sử và quá trình phát triển vắc xin:
- 1.2 Đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin phế cầu khuẩn 23:
- 1.3 Chống chỉ định:
- 1.4 Liều lượng và cách dùng:
- 1.5 Tác dụng phụ của vắc xin phế cầu khuẩn 23:
- 1.6 Thận trọng:
- 1.7 Tương tác thuốc:
- 1.8 Bảo quản và đường tiêm:
- 1.9 RELATED POSTS
- 1.10 VẮC XIN PHẾ CẦU 10, 13, 23 VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- 1.11 VẮC XIN PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2024
- 1.12 VẮC XIN ROTAVIN M1 PHÒNG TIÊU CHẢY DO ROTA VIRUS
VẮC XIN PHẾ CẦU KHUẨN 23
- Vắc xin phế cầu 23 có tên chính thức là Pneumovax 23.
- Đây là vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẫm Merck & Co Hoa Kỳ.
- Thuộc loại vắc xin polysaccharide.
- Có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch phòng ngừa các bệnh do 23 chuẩn phế cầu khuẩn phổ biến gây ra.
- Vắc xi này chứa 23 type huyết thanh phế cầu bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F và 33F
- Vắc xin đạt tỉ lệ lên đến 90% đối với các chủng phế cầu khuẩn phổ biến.
Lịch sử và quá trình phát triển vắc xin:
Lịch sử:
- Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae đã được xác định là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng từ thế kỷ 19.
- Từ đầu thế kỷ 20, vắc xin phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn đã trở thành một ưu tiên y tế, do tỷ lệ tử vong cao.
- Vắc xin phòng phế cầu đầu tiên được phát triển vào những năm 1940, nhưng phạm vi và tỉ lệ bảo vệ nhỏ
- Với sự ra đời của vắc xin polysaccharide là bước đệm để ra đời vắc xin Pneumovax 23.
Quá trình phát triển:
- Vắc xin phế cầu khuẩn 23 hay vắc xin Pneumovax 23 là sản phẩm được phát triển bởi công ty Merck & Co., Inc.
- Vắc xin này giúp chống lại 23 chủng Streptococcus pneumoniae, chiếm khoảng 80-90% các chủng gây bệnh nghiêm trọng.
- Vắc xin được FDA phê duyệt vào năm 1983, đánh dấu hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn.
Đối tượng được chỉ định tiêm vắc xin phế cầu khuẩn 23:
- Vắc xin phế cầu khuẩn Pneumovax 23 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
- Vắc xin được chỉ định:
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh mãn tính
- Người có hệ miễn dịch suy yếu,
Chống chỉ định:
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin phế cầu khuẩn 23.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nặng.
Liều lượng và cách dùng:
- Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên: tiêm 1 liều duy nhất 0.5 mL dưới da hoặc tiêm bắp.
- Mũi nhắc lại: Được khuyến nghị ở những người có nguy cơ cao sau 5 năm từ liều đầu tiên, đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch hoặc cắt bỏ lá lách.
Tác dụng phụ của vắc xin phế cầu khuẩn 23:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ, cứng.
- Phản ứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
- Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như phản vệ), xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau tiêm.
Thận trọng:
- Đối với người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin khác hoặc phản ứng quá mẫn trước đó.
- Ở bệnh nhân đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch, hiệu quả của vắc xin có thể bị giảm.
- Không khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ để phản ứng với loại vắc xin polysaccharide này.
Tương tác thuốc:
- Pneumovax 23 có thể được tiêm cùng lúc với các vắc xin khác nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
- Không khuyến cáo sử dụng đồng thời với các liệu pháp ức chế miễn dịch, vì có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Bảo quản và đường tiêm:
- Dung dịch tiêm đóng trong lọ đơn liều chứa 0.5 mL dung dịch.
- Bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C đén 8 độ C.
- Không được để đóng băng.
- Vắc xin phế cầu 23 được chỉ định tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.