vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu 23 có khả năng phòng ngừa được nhiều loại phế cầu khuẩn hơn phế cầu 10 và phế cầu 13
tuy nhiên không phổ biến như 2 loại còn lại. Nguyên nhân là gì?
Vắc xin phế cầu 10 – Synflorix
- Thời gian ra đời: Synflorix được phát triển và ra mắt vào năm 2009.
- Hãng dược phẩm: GSK – Bỉ
- Công nghệ sản xuất : Công nghệ Vắc xin liên hợp
- Vai trò: Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do 10 type phế cầu khuẩn gây ra.
- Năm cấp phép: năm 2009 bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA)
Vắc xin phế cầu 13- Prevenar 13
- Thời gian ra đời: Prevenar 13 được phát triển và ra mắt vào năm 2010.
- Hãng dược phẩm: Pfizer – Mỹ
- Công nghệ sản xuất : Công nghệ Vắc xin liên hợp
- Vai trò: Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do 13 type phế cầu khuẩn gây ra.
- Năm cấp phép: năm 2010 bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)
- Năm cấp phép: Vắc xin này được cấp phép bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào năm 2010
Vắc xin phế cầu 23 – Pneumovax 23
- Thời gian ra đời: Pneumovax 23 ra mắt vào năm 1983.
- Năm cấp phép: Vắc xin này đã được (FDA) cấp phép vào năm 1983
- Thuộc nhóm Vắc xin polysaccharide
Vắc xin phế cầu 23 ít được sử dụng hơn vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13.
- Vắc xin polysaccharide là loại vắc xin được làm từ các phân tử polysaccharide
- kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại các vi khuẩn có vỏ polysaccharide.
- đáp ứng miễn dịch này thường không bền lâu và có thể không tạo ra miễn dịch dài hạn.
- Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện để đáp ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin polysaccharide.
- Hệ miễn dịch chỉ sản xuất kháng thể trong thời gian ngắn vì vậy miễn dịch có thể suy giảm nhanh theo thời gian.
- Do không tạo miễn dịch dài hạn nên cần phải tiêm liều nhắc lại để duy trì hiệu quả bảo vệ.