Bệnh Bạch hầu là bệnh gì?
- Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.
- Bệnh có thể xuất hiện ở da và các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
- Đây là một bệnh gây nhiễm trùng và nhiễm độc. các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do
- ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây ra các tổn thương rất nghiêm trọng và nguy hiểm.
- nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.
Lịch sử nguồn gốc bệnh bạch hầu:
- Thời cổ đại: Cha đẻ nền Y học Hippocrates đã ghi nhận và mô tả các triệu chứng của bệnh bạch hầu vào những năm 400 TCN
- Năm 1826: Pierre Bretonneau phân biệt bệnh bạch hầu và đặt tên “diphtherite”.
- Năm 1883: Edwin Klebs quan sát và mô tả vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
- Năm 1884: Friedrich Löffler cô lập và nuôi cấy vi khuẩn.
- Năm 1890: Emil von Behring phát triển huyết thanh kháng độc tố.
- Năm 1920: Gaston Ramon phát triển vaccine bạch hầu.
- Thế kỷ 20: Tiêm chủng rộng rãi giúp giảm thiểu bệnh bạch hầu.
- Hiện nay: Bệnh vẫn tồn tại ở một số quốc gia đang phát triển.
Tình hình dịch bệnh bạch hầu ở nước ta:
- Trước năm 1984, khi chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được triển khai, dịch bệnh bạch hầu diễn ra khắp nơi với tỉ lệ 3,95/100.000 dân.
- Chương trình tiêm chủng bắt đầu từ năm 1985 đến năm 2012, tỉ lệ đã giảm xuống còn 0.01/100.000 dân.
- Năm 2020: Ghi nhận 13 ca mắc bệnh bach hầu ( 12 ở Đăk Nông, 1 ở TPHCM) 1 ca tử vong ở đắk nông.
- Năm 2024: 1 nữ bệnh nhân 18 tuổi tử vong ở Nghệ An, 119 người buộc phải cách ly.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Các chủng sinh độc tố của trực khuẩn gram dương Corynebacterium diphtheriae
- Corynebacterium diphtheriae lây nhiễm ở họng được gọi là bệnh bạch hầu đường hô hấp hoặc da (bệnh bạch hầu da).
- Corynebacterium diphtheriae lây nhiễm ở da được gọi là bệnh bạch hầu da.
- Các chủng C. diphtheriae không sinh độc tố cũng có thể gây nhiễm trùng mũi họng và đôi khi gây bệnh toàn thân như viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng.
Đường lây truyền
- Lây nhiễm qua đường hô hấp: Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là do các chủng sinh độc tố gây ra
- Các giọt hô hấp.
- Tiếp xúc với dịch tiết mũi họng
- Từ người mang mầm bệnh có triệu chừng hoặc không có triệu chứng.
- Lây nhiễm qua da:
- Khi tiếp xúc với các vùng da bị nhiễm trùng
- Các bệnh nhiễm trùng da là do các chủng sinh độc tố và không sinh độc tố gây ra.
- Độc tố hấp thụ kém từ da; do đó, các biến chứng do độc tố rất hiếm gặp ở bệnh bạch hầu ngoài da.
Diễn biến và triệu chứng của bệnh bạch hầu
- Thời gian ủ bệnh khoản 5 ngày và thời gian báo trước từ 12 đến 24 giờ,
- bệnh nhân sốt và đau họng nhẹ, khó nuốt, nhịp tim nhanh.
- Buồn nôn, nôn, ớn lạnh, đau đầu và sốt thường gặp hơn ở trẻ em.
- Màng đặc trưng sẽ xuất hiện ở vùng amidan Nếu có liên quan đến các chủng độc tố, .
- Ban đầu, nó có thể xuất hiện dưới dạng dịch tiết trắng, bóng nhưng thường chuyển sang màu xám bẩn, dai, có tơ huyết và dính chặt nên việc loại bỏ sẽ gây chảy máu.
- Phù nề tại chỗ.
- Có thể gây sưng cổ rõ rệt (cổ bò), khàn giọng, thở rít và khó thở.
- Màng có thể kéo dài đến thanh quản, khí quản và phế quản. màng này gây cản trở một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn đường hô hấp.
Biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong:
Nếu hấp thụ một lượng lớn độc tố, có thể xảy ra nhiễm độc máu gây tình trạng suy nhược nghiêm trọng khiến cơ thể xanh xao, nhịp tim nhanh, hôn mê và tử vong, một số biến chứng nguy hiểm khác của bệnh bạch hầu:
- Viêm cơ tim
- Viêm dây thần kinh
- Viêm kết mạc mắt
- Suy hô hấp
Yếu tố nguy cơ:
- Chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Sinh sống trong vùng dịch tễ.
- Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.
- Trẻ em từ 6 tháng – 1 tuổi. Nếu không được tiêm vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người bị suy giảm miễn dịch.
Phòng ngừa bệnh Bạch hầu: Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin.