Cúm Victoria Là Gì? nguồn gốc và phân loại
- Cúm Victoria thuộc nhóm cúm B là một trong bốn loại virus cúm mùa (A, B, C, D).
- Hai nhánh chính của cúm B lưu hành ở người thuộc Dòng B/Victoria và B/Yamagata.
- So với cúm A, cúm Victoria ít biến đổi nhưng có khả năng lây lan mạnh, đặc biệt ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm Victoria thường xuất hiện trong các đợt dịch cúm mùa từ cuối thu đến đầu xuân.
Lịch sử bệnh cúm Victoria
-
Virus cúm B được phát hiện vào năm 1940 tại Mỹ).
-
Đến những năm 1980, các nhà khoa học nhận thấy virus cúm B phân hóa thành hai nhánh chính dựa trên cấu trúc kháng nguyên hemagglutinin (HA):
-
Dòng B/Victoria: Đặt tên theo một chủng virus được phân lập tại Victoria, Úc.
-
Dòng B/Yamagata: Đặt tên theo chủng phân lập tại Yamagata, Nhật Bản.
-
-
Dòng B/Victoria được ghi nhận lần đầu tiên vào cuối năm 1970 – đầu 1980 tại Úc và sau đó lan rộng ra toàn cầu.
-
Tên gọi “Cúm Victoria”: được đặt theo nơi nó được phát hiện và nghiên cứu đầu tiên.
-
Từ Úc, cúm Victoria nhanh chóng lan sang các khu vực khác bởi sự di chuyển của con người.
-
Nó là một trong những tác nhân chính gây cúm mùa hàng năm, được đưa vào thành phần của vắc xin cúm mùa (thường kết hợp với cúm A/H1N1, A/H3N2 và B/Yamagata).
Cúm Victoria có các triệu chứng:
-
Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột từ 38°C trở lên, thường kéo dài 2-3 ngày.
-
Ho và đau họng: Ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo cảm giác rát họng.
-
Đau nhức cơ thể: Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi toàn thân.
-
Đau đầu và sổ mũi: Đau đầu nhẹ đến vừa, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
-
Ớn lạnh: Cảm giác lạnh run dù đang sốt cao.
Triệu chứng cúm Victoria thường xuất hiện trong 1-4 ngày sau khi nhiễm virus và có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể nặng hơn, gây viêm phổi hoặc các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
Cúm Victoria Có Nguy Hiểm Không?
Thông thường, cúm Victoria không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi với chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể gây biến chứng ở các nhóm nguy cơ cao như:
-
Trẻ em dưới 5 tuổi.
-
Người trên 65 tuổi.
-
Phụ nữ mang thai.
-
Người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, phổi).
-
Nếu không được xử lý kịp thời, cúm Victoria có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh nền.
Cách Phòng Ngừa Cúm Victoria Hiệu Quả
Phòng ngừa cúm Victoria không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn hạn chế lây lan trong cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả:
-
Tiêm vắc xin cúm: Vắc xin cúm mùa hàng năm thường bao gồm thành phần chống lại dòng B/Victoria, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc làm nhẹ triệu chứng nếu nhiễm.
-
Rửa tay thường xuyên: Dùng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 40 giây để loại bỏ virus.
-
Đeo khẩu trang: Đặc biệt khi đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với người bệnh.
-
Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C, kẽm và tập thể dục đều đặn.
-
Tránh tiếp xúc gần: Hạn chế tiếp xúc với người đang có triệu chứng cúm.
Cách phòng ngừa cúm Victoria hiệu quả
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
-
Vắc xin cúm mùa hàng năm thường bao gồm thành phần chống lại dòng B/Victoria (cùng với A/H1N1, A/H3N2, và B/Yamagata).
-
Tiêm vắc xin cúm mùa giúp giảm 40-60% nguy cơ mắc cúm hoặc làm nhẹ triệu chứng nếu nhiễm.
-
Nên tiêm trước mùa cúm
-
Đối tượng ưu tiên: Trẻ em từ 6 tháng tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường).
-
Mặc dù Vắc xin không bảo vệ 100%, nhưng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Giữ vệ sinh cá nhân
-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn đặc biệt sau khi chạm vào các bề mặt công cộng (tay nắm cửa, nút thang máy).
-
Hạn chế chạm tay vào mặt vì có thể khiến vi rút xâm nhập qua mắt, mũi, miệng nếu tay nhiễm bẩn.
-
Đeo khẩu trang khi ra đường, nơi công cộng, nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng cúm.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
-
Uống nhiêu nước để tăng thải độc trong cơ thể và duy trì độ ẩm niêm mạc đường hô hấp.
-
Tập thể dục:mỗi ngày để tăng cường sức khỏe
-
Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi nhanh và chống lại virus.
Hạn chế lây nhiễm từ môi trường
-
Tránh tiếp xúc gần: Giữ khoảng cách ít nhất 1-2 mét với người đang ho, hắt hơi hoặc có dấu hiệu cúm.
-
Vệ sinh nhà cửa: Lau chùi bề mặt thường xuyên tiếp xúc (bàn, ghế, điện thoại) bằng dung dịch khử trùng.
-
Thông thoáng không gian: Mở cửa sổ, tránh để phòng kín và ẩm – môi trường lý tưởng cho virus phát triển.